Sáng nay ,sau khi giải quyết xong một số
công việc trên quầy ,tôi định ngồi viết bài phát biểu cảm
tưởng theo yêu cầu của các bạn thì bổng nhiên nghe tiếng chuông
điện thoại ...Thoạt đầu tôi tưởng có vị khách nào gọi để hỏi
mua sách như mọi bữa không ngờ lại là ông bạn Tư ...Mới vào
đề Tư đã nói ngay đến việc bạn ấy đã đọc phần lời bình của
Th. đăng trong bài viết "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ "
Bạn ấy cho rằng cách phân tích của Thuận về hai chữ bạn và
bè chỉ nên dùng đối với đám bạn bè ngoài đời ,khi chúng ta
đã trưởng thành và bị buộc hoặc đành phải đóng những vai trò
khác nhau trong cuộc sống chứ không nên dùng đối với những bạn
bè thuở còn đi học ...Tôi đã lắng nghe ý kiến của bạn ấy và
nhớ lại những nhận xét trong lời bình của Thuận và nhận ra
ngay rằng thực ra cả hai ý kiến cũng chỉ là một ...Mới nhìn
thì có vẻ như mâu thuẫn nhau nhưng thật ra thì không ...Trong ý
kiến bạn Thuận vốn không xác định thời gian mà chỉ là một
nhận xét chung chung ,có thể là rút ra từ chính kinh nghiệm
đời mình ,một sự hồi tưởng có xen lẫn tiếc nuối . Tôi còn
nhớ nguyên văn đoạn cuối lời bình ấy như sau :
" .......Với
chiều hướng suy nghĩ như vậy thì có lẻ đa số trong chúng ta có
rất nhiều "bè"mà đôi lúc chúng ta lầm lẫn gọi là "bạn" và
vì sự lầm lẫn vô tình này mà trong suốt cuộc đời ta đã đánh
mất một số" bạn" thực sự .Riêng cá nhân tôi ở vào ngần tuổi
này ,những ai vẫn còn được dăm người "bạn" là những người may
mắn và hạnh phúc "
Về phía bạn Tư, ngay lập tức tôi đã tán
đồng bởi vì bạn Tư nói đúng : Tuổi học trò thuộc thế hệ
chúng ta có thể là có nhiều điều khác biệt với những thế hệ
sau này ...chúng ta không phủ nhận rằng chúng ta cũng có những
nghịch ngợm ,quậy phá theo cái kiểu mà người lớn lúc ấy
thường than phiền "nhất quỷ ,nhì ma ,thứ ba học trò " nhưng
phần lớn sự nghịch phá đều xuất phát từ sự hồn nhiên vô tư
và không hề có ác ý ,chúng ta cũng tụ tập đánh lộn , ăn hàng
,chọc ghẹo ,tán gái ,dợt le với đám nữ sinh ...Tuổi học trò
của chúng ta lúc ấy thật trong sáng ,thật dễ thương vì thế
những quan hệ bạn bè lúc ấy cũng rất đáng được trân trọng .
..Tôi hiểu những điều Tư nói , cũng hiểu những điều Thuận nói .
Cả hai bạn đều đang quay về với khoảng thời gian hoa mộng ấy
để truy tìm , để lục vấn ,có cả những bàng hoàng lẫn nuối
tiếc bởi mỗi người đều chỉ có một cuộc đời ...Mỗi mỗi chúng
ta đều chỉ có một cuộc đời và "mỗi mỗi cuộc đời có những
riêng tư " Chúng ta đang cố gìn giữ những kỷ niệm ,bảo
vệ những kỷ niệm bằng cách của riêng mình vì những phong ba
không hề nhân nhượng hay vị tình ...Cả Tư lẫn Thuận và Tôi
,chúng tôi đang cố nâng niu những gì còn lại sau bao nhiêu năm
trôi dạt , lặn ngụp và chìm đắm trong biển đời mênh mông và
cuồng nộ ...
Câu chuyện của chúng tôi đã tiếp tục với những tiếng cười
khúc khích khi nhắc về những người bạn khác như Nguyễn hữu
Viện ,Ngô văn Trí , Lê văn Tự , Lưu thuận Hóa ,Nguyễn thị Lựu
,Hồ thị Hoàng Mai ... rồi đột nhiên Tư nhắc lại chuyện Lưu
Bình Dương Lễ mà tôi đã đề cập trong bài viết trước ...
Thật ra khi ở vào độ tuổi chúng ta tôi nghĩ rằng ít có
ai tin câu chuyện trên là có thật ,con người chứ có phải là
thánh đâu ...Tư cười :" Làm gì có cái chuyện gởi trứng cho
ác .." Tôi thì lại nghĩ điều này còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh xã hội , thời đại và nền văn hoá mà con người hấp thụ được ...Có hoặc không thì tuỳ mỗi người tự suy diễn ,.thế nhưng nếu suy nghĩ thoáng hơn một chút thì ta có thể
nhận thấy rằng tất cả những câu chuyện kể hoặc truyện viết
phần nhiều đều do hư cấu nhưng hư cấu không có nghĩa là hoàn
toàn xa rời đời sống thực mà nó chính là sự biểu lộ những
khát vọng của con người trong đời sống thực ...Người viết
truyện đôi khi phải tuân phục những qui tắc ,luật lệ do hoàn
cảnh xã hội mà họ đang sống áp đặt vì thế họ đã mượn cốt
truyện để lồng vào quan niệm sống của họ ...đối với người
đọc thì ngược lại, khi một tác phẩm nào đó khiến họ rung
động thì cũng có nghĩa là trong chính bản thân họ cũng chất
chứa những tâm tư , tình cảm tương đồng... cho nên chuyện ,
truyện không phải là thực mà lại rất thực ...thi ca ,âm nhạc
cũng vậy nó khêu gợi được trong mỗi người phần sâu thẳm nhất
của tâm hồn ...thí dụ chỉ cần nghe từ "hẫng " trong bài viết
của bạn HD chẳng hạn ,chúng ta cũng có cảm giác hụt hẫng
...Vậy thì tại sao phải kiến giải thật hư trong những mẫu
chuyện ấy làm gì ...Nhân vật Kiều Phong trong tác phẩm của Kim
Dung có thể không có thực nhưng những giọt nước mắt tôi đã nhỏ
xuống khi đọc đến tình bằng hữu cao quý và thiêng liêng lại
chính là NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT THỰC ...Nhân vật Quan vân Trường
đứng đốt đèn canh chừng bên ngoài cho phu nhân của Lưu Bị nghỉ
ngơi có thể không có thực nhưng những xúc động của tôi
khi đọc đến đoạn này lại là những XÚC ĐỘNG RẤT THỰC VÀ RẤT
CON NGƯỜI ...Cũng như chúng ta hôm nay ,mơ ước được trở lại với
tuổi học trò chỉ là một ước mơ bởi chúng ta đều đang đứng
trước ngưỡng cửa của hư vô nhưng những tình cảm chúng ta đang
dành cho nhau TÔI BIẾT RẰNG ĐÓ CHÍNH LÀ NHỮNG TÌNH CẢM THỰC
vì không có cái gì hay người nào buộc chúng ta phải thế .
Câu chuyện đáng lẽ còn dài vì buổi chiều hôm nay tôi còn
uống cà phê với hai người bạn khác ,ở hai nơi khác nhau ...Tôi
đã đăng ký cho bạn K. nhận kỷ yếu sau khi gợi lại những kỷ
niệm ngày xưa ...nhưng thôi có lẽ nên để dành bớt để cho những
bài viết khác ...
Đảo một vòng mấy cậu cũng quay về đề tài lục dục thất tình của nhân loại. "anh bốn" thì khỏi nói, CT cũng chẳng vừa. Nghe-biết-tìm cũng mấy bận chưa gặp, nhưng tui bắt đầu để ý đến chàng .."Gã tình si, suốt đời ôm mộng huyễn" và oải oải phân bua không liên hệ gì nhau nghe như một thời người tình áo lụa Hà đông "nhưng sao đi mà không bảo gì nhau/ để anh gọi tiếng thơ buồn vọng lại", đến độ anhbốn phải hạ bút mào đầu, liệt kê hằng loạt dung nhan diễm lệ năm xưa, và kết thúc tình tiết là từ dạo ấy đến bây giờ vẫn còn tin nhau. Bây chừ, nói đến chuyện oánh lộn mà dợt le với gái, nhất là với mí cô nữ trung học thì môn này chắc "anh bốn"&CT thuộc hàng sư phụ chuyên gia. Biết đâu còn có Th nữa, oánh lộn thì chắc là không, chứ mà dợt le với mí em thì không chừng cũng có. Hahaha Tui mà có oánh thì chắc là ghét, hoặc là thấy cà giựt nên dọa, bụp hay đá liền chứ chẳng phải để dợt le với mí em, dù không phải nữ sinh trung học. Cũng không chắc là hồn nhiên vô tư lự đâu Thông Tư ui. Tụi mình sinh ra và lớn lên trong chiến tranh thì việc ganh đua sinh ẩu đả là chuyện cũng khó tránh khỏi. Chưa muốn nói là lứa tụi mình lớn hơn trước tuổi nữa là khác. Trong lứa chúng ta có thể nói đứa hư hỏng, ăn chơi nhất là tui. May ra còn tạm đóng vai Lưu Bình trần đại, viết lộn thời đại mới phải đoạn sau, chứ đoạn đầu LB con nhà giàu cũng không có tui luôn.
CT thì không thể nào là Lưu Bình thời đại đuợc, đừng mơ tưởng viễn vông
làm chi để Dương Lễ,4đầu láng phải lên tiếng "làm gì có cái chuyện gởi
trứng cho ác", vì CT không có rượu chè bê bết, hư thân như tui. Hỏi nhỏ
chắc CT đậu Tú tài 2 kỳ nhất phải không? Tôi cũng nhờ có Châu Long mới
đậu kỳ 2 đó ông bạn. Đầu tiên vào Sg cũng bon chen làm du học tự túc.
Vừa đậu kỳ 2, giấy tờ lủng củng, nên đành xếp xó một bên. Thôi đời mơ
mộng! [Mẹ kiếp! Hồi còn nhỏ ông già tui có cho đọc lá số tử vi của mình
nói là có số xuất ngoại, ngày đó không thành, không chưỏi thề sao chịu
được. Bây chừ nghiệm lại thì thấy có phần đúng thì tờ tử vi kia đã xé tự
năm nào]. Lúc đó mình cũng bày đặt thi vào Hóa Phú thọ như TCThuận
nhưng không giỏi như hắn, cũng len xen muốn vào kiến trúc như LVTrung
cũng không xong [còn nhớ đề thi vẽ năm đó là ống thoát khói lò sưởi
trong nhà mà tui vẽ thiếu cục gạch thì phải?], hình như cũng có chen lấn
với Nguyễn Tường Bách, Thiều Lư..nộp đơn NôngLâmSúc. Nhưng tất cả đều
hỏng, tưởng vào Luật Sg để gặp CT nhưng cũng đâu có thấy, thiệt tình!
Bạn mình lại miên man đến chuyện thực hư và con người, còn kéo tay AE
theo chân Kiều Phong rồi đến Quan Vân Trường, những đại anh hùng, vừa hư
lại vừa thật. KP là hư cấu của KimDung nhưng QVT là nhân vật lớn thời
Tam quốc, dù chuyện kể có không. CT ơi! "Những xúc động rất thực trong
những tình cảm thực và rất con người" cũng có trong tôi mỗi khi đọc các
bài viết về bạn bè, nhắc nhở một thời đã qua, nhất là giai đoạn Phan Chu
Trinh hay Đà nẵng thuở xưa ấy. Nhắc, viết về Phan Khắc Hoè là có khi
"những giọt nước mắt thực" hay nỗi buồn xa xăm hiện về.
___N2
___N2
cao Jul 7, 2011 9:39 PM Đúng
là Quan Vũ là nhân vật có thực nhưng theo sách lịch sử TQ thì
cũng bình thường thôi ,vậy mà qua ngòi bút của La quán Trung
ông ta đã trở thành phi thường , chính vì thế mà người ta đã
thờ Quan Công .Ông đã trở thành biểu tượng của lòng trung nghĩa
chính trực ...cũng như Từ Hải ,một thủ lỉnh giặc cỏ đã
hóa thân thành một anh hùng trong truyện Kiều của Nguyễn Du
...Họ đã trở thành những nhân vật đáng được ngưỡng mộ ...Như
vậy biên gới giữa thực và hư cũng rất khó phân định rạch ròi
phải không ông bạn ?
Bạn N2 lại đổ oan cho mình rồi . Mình đâu có mơ tưởng làm Lưu
Bình hồi nào đâu . Chẳng qua nghe bạn Tư nói rằng bạn ấy có
xem vở hài kịch của Hoài Linh về chuyện Lưu Bình Dương Lễ nên
mới nhân tiện giải thích thêm cho vui thôi .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét