HÌNH ẢNH CON NGƯỜI
Ở thế làm chi cười lẫn nhau ?
Giàu chê khó, khó chê giàu,
Người hàng thịt nguýt người hàng cá,
Đứa bán bò gièm đứa bán trâu.
Bé vú thở than người cả vú,
Ít râu ánh ỏi kẻ nhiều râu !
Mặc trời phú tính, yên đòi phận,
Ở thế, làm chi cười lẫn nhau ?
Giàu chê khó, khó chê giàu,
Người hàng thịt nguýt người hàng cá,
Đứa bán bò gièm đứa bán trâu.
Bé vú thở than người cả vú,
Ít râu ánh ỏi kẻ nhiều râu !
Mặc trời phú tính, yên đòi phận,
Ở thế, làm chi cười lẫn nhau ?
Người ta bằng mặt, chẳng bằng lòng,
Đo đắn cho hay sự sá phòng.
Lưỡi thế gẫm xem mềm tựa lạt,
Miệng người toan lại, sắc như chông !
Ăn cùng, thốt khác, nhiều điều dữ,
Nói thực, làm hư, những chước vòng.
Kham hạ thánh nhân còn dõi để :
"Xảo ngôn" hai chữ chép dòng dòng !
NHÂN TÌNH THẾ THÁI
Đời nay, nhân nghĩa, tựa vàng mười !
Có của thì hơn hết mọi lời !
Trước đến tay không, nào thốt hỏi ?
Sau vào gánh nặng, lại vui cười !
Anh anh, chú chú, mừng hơ hải,
Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi !
Người, của, lấy cân ta thử nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người !
Vụng, khéo, nào ai chẳng có nghề ?
Khó khăn phải lụy đến thê nhi.
Đắc thời, thân thích chen chân đến,
Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi.
Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến,
Ang không mật mỡ, kiến bò chi ?
Đời nay những trọng người nhiều của,
Lặng đến tay không, ai kẻ vì ?
Có của thì hơn hết mọi lời !
Trước đến tay không, nào thốt hỏi ?
Sau vào gánh nặng, lại vui cười !
Anh anh, chú chú, mừng hơ hải,
Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi !
Người, của, lấy cân ta thử nhắc
Mới hay rằng của nặng hơn người !
Vụng, khéo, nào ai chẳng có nghề ?
Khó khăn phải lụy đến thê nhi.
Đắc thời, thân thích chen chân đến,
Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi.
Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến,
Ang không mật mỡ, kiến bò chi ?
Đời nay những trọng người nhiều của,
Lặng đến tay không, ai kẻ vì ?
THÁI ĐỘ CỦA CỤ NGUYỄN
Làm người hay một, họa hay hai,
Chớ cậy rằng hơn, chớ cậy tài.
Trực tiết cho bền bằng sắt đá,
Đi đường sá lánh chốn chông gai.
Miệng người tựa mật, mùi càng ngọt,
Đạo thánh bằng tơ, mối hãy dài.
Ở thế cả yêu, là của khá,
Đôi co, ai dễ kém chi ai
Chớ cậy rằng hơn, chớ cậy tài.
Trực tiết cho bền bằng sắt đá,
Đi đường sá lánh chốn chông gai.
Miệng người tựa mật, mùi càng ngọt,
Đạo thánh bằng tơ, mối hãy dài.
Ở thế cả yêu, là của khá,
Đôi co, ai dễ kém chi ai
Giữ miệng cho hay, biếng nói năng,
Thìn lòng hôm sớm, hãy khăng khăng.
Tranh khôn, ắt có bề lo lắng,
Chịu dại, làm chi nỗi thớt thăng ?
Mảng tiếng dữ lành, tai quản đắp,
Thấy lời hơn thiệt, mặt bằng chăng.
Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách,
Tự tại, ngày qua mấy kẻ bằng !
Hễ kẻ trêu người, kẻ phải lo
Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho !
Tay kia khéo nắm, còn khi mở,
Miệng nọ hay cười, có lúc ho.
Có thuở được thời, mèo đuổi chuột,
Đến khi thất thế, kiến tha bò !
Được thua, sau mới ăn năn lại,
Vô sự chẳng hơn có sự ru ?
BÀI ĐỘC VẬN
Làm người có dại mới nên khôn,
Chớ dại ngây si, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng rẻ dại,
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn...
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành, ấy dại khôn.
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại.
Gặp thời, dại cũng hóa nên khôn !
Chớ dại ngây si, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng rẻ dại,
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn...
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành, ấy dại khôn.
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại.
Gặp thời, dại cũng hóa nên khôn !
Nói đến Trạng Trình phần lớn người ta thích nói về sấm Trạng Trình và nhiều người khâm phục ông cũng vì việc này . Riêng tôi vì thuộc hạng hậu bối lại được sinh ra trong thời hiện đại vì thế tôi không chú tâm đến những điều mình còn nhiều thắc mắc ...Có rất nhiều sự kiện mà người đời sau kiến giải mỗi người một kiểu hoặc thêu dệt vì nhiều mục đích khác nhau ...Thế nhưng tôi phải thú thật rằng tôi vô cùng ngưỡng mộ cụ ...Cụ sinh ra trong một thời loạn lạc , lại có khoảng thời gian làm quan nhà Mạc ( nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê ) thế nhưng sau đó cụ lại từ quan ở ẩn ...Vậy mà các phe phái khác như phe chúa Trịnh , chúa Nguyễn , vua Lê và cả nhà Mạc đều kính ngưỡng cụ ...Điều này nói lên rằng chính nhân cách của cụ đã đứng trên mọi toan tính tầm thường của các thế lực thời bấy giờ ...Với một cái nhìn sâu sắc và khoan dung vào cuộc sống cụ đã chọn cách sống thanh bạch , cao cả ...Thơ của cụ không được phổ biến rộng rãi như nhiều nhà thơ khác , có thể một phần vì nó không nhằm phục vụ lợi ích cho những triều đại sau này ...cũng có thể vì cụ không sử dụng những ngôn từ bóng bẩy hoặc quá khuôn sáo ...Riêng tôi , khi đọc lại những bài thơ của cụ tôi đã nhận thấy triết lý sống và lòng vị tha của cụ ẩn chứa trong nhiều bài .Tại sao khi nói đến tư tưởng hoặc triết lý nhiều người thường ca ngợi các nhà tư tưởng bên Tàu , bên Tây ...mà quên rằng chính cụ Nguyễn bỉnh Khiêm là một nhà tư tưởng lớn người Việt thuần tuý ...Nếu các bạn đồng ý với tôi thì xin mời các bạn tìm đọc thêm về cụ và biết đâu các bạn sẽ có những nghiên cứu sâu hơn . Theo tôi chỉ người nào thoát ra khỏi sự cám dỗ của thế quyền và danh lợi thì tầm nhìn của họ mới không bị thiên lệch : Cụ Nguyễn bỉnh Khiêm là một người như vậy .
Trả lờiXóaBác có tài liệu nào về cụ không ạ. Bác chia sẻ cho mọi người cùng biết đi
XóaĐọc bài viết, đọc lời bình của anh - HD thấy quá đầy đủ anh ạ
Trả lờiXóaAnh thật hạnh phúc khi có một kho sách tha hồ đọc - HD ghen tỵ với anh đó.
Cám ơn HD .Tiếc là HD ở xa quá ...tôi lại không rõ đc chính xác chứ nếu không tôi sẵn sàng gởi tặng HD những sách nào HD thích đọc . Ở đây thỉnh thoảng tôi vẫn tặng sách cho vài người bạn khi biết họ thích quyển gì . Có bạn đến mượn đọc rồi trả ...có điều có những quyển mình không có thì đành chịu . Sách tái bản có nhiều quyển trình bày đẹp nhưng nhiều lỗi , giá đôi khi lại cao quá nên nhiều người không thích ...Trở lại chuyện cụ Trạng Trình , tôi cho rằng với tài năng , đức độ và tầm nhìn hết sức chuẩn xác của cụ đối với thế cuộc lúc bấy giờ nếu cụ tham chính chắc chắn cụ sẽ có một vai trò hết sức quan trọng ...Một số giai thoại còn được truyền tụng cũng giúp ta hình dung được điều này ...Phải chăng chính vì cụ đã hiểu rõ bản chất con người và thế nước lúc bấy giờ nên cụ không chọn con đường nhập thế như Khổng Minh thời Tam Quốc ...Có lẽ cụ đã biết rõ mệnh trời thêm vào đó , lòng nhân hậu cũng không cho phép cụ đứng về một phe phái nào thời bấy giờ vì không muốn nhìn thấy cảnh núi xương sông máu khiến sinh linh đồ thán ...Vài suy nghĩ vụn vặt xem như một cách trò chuyện với HD thôi . Có gì không phải xin bỏ qua nhé .Hi hi ...
XóaNhững đánh giá của người đời sau về cụ : ( ghi để HD và các bạn đọc thêm )Trạng nguyên, Lại bộ thượng thư Giáp Hải đời Mạc đã viết thơ ca ngợi tài lý học của Nguyễn Bỉnh Khiêm và tên tuổi của ông trong giới Nho gia đương thời cũng như công lao của ông đối với triều Mạc, trong đó có những câu sau: “Chu Liêm Khê hậu hữu Y Xuyên, Lý học vu kim hữu chính truyền”; “Danh quán nho khoa lôi chấn địa, Lực phù nhật cốc trụ kình thiên”; “Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt, Cửu lão quang nghi thế thượng tiên” (dịch nghĩa: “Sau Liêm Khê lại có Y Xuyên, Lý học ngày nay bậc chính truyền”; “Long bảng đứng đầu tên sấm dậy, Chống trời cột vững sức cường kiên”; “Bốn triều nghiệp lớn tay anh kiệt, Chín lão dung nghi dáng khách tiên”).
XóaBài văn tế “Môn sinh tế Tuyết Giang phu tử văn” đọc trước linh cữu Nguyễn Bỉnh Khiêm mùa đông năm 1585 do Tiến sĩ Đinh Thì Trung (Đinh Thời Trung) thay mặt các đồng môn soạn ra để tế viếng người thầy của mình. Trong bài văn tế, học trò Đinh Thời Trung đã coi Tuyết Giang phu tử là bậc “muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô” (Âu Dương Tu và Tô Đông Pha đời Tống), “văn lực không nhường Lý, Đỗ” (Lý Bạch và Đỗ Phủ đời Đường), “một kinh Thái ất thuộc lòng, đốt lửa soi gan Dương Tử” (hiểu rõ lẽ huyền vi của bộ Thái ất như Dương Hùng đời Hán), “suy trước biết sau, học lối Nghiêu Phu môn hộ” (suy trước biết sau chẳng khác nào Thiệu Ung đời Tống) và “một mình Lý học tinh thông, hai nước anh hùng không đối thủ”.
Tiến sĩ đời Lê Trung Hưng, Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân trong bài Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký soạn năm 1743 có những dòng ca ngợi:...Bởi tiên sinh chẳng những chỉ tinh thâm một môn Lý học, biết rõ dĩ vãng cũng như tương lai, mà sự thực thì trăm đời sau cũng chưa dễ ai hơn được vậy. Ôi! Ở trong thiên hạ, các bậc quân vương, các vị hiền giả, hỏi có thiếu chi, nhưng chỉ có lúc sống thì được phú quí vinh hoa, còn sau khi mất thì những cái đó lại cũng mai một đi với thời gian, hỏi còn ai nhắc nữa? Còn như tiên sinh, nói về thế hệ đã truyền đến 7, 8 đời, gần thì sĩ phu dân thứ ngưỡng vọng như bóng sao Đẩu trên trời, dẫu cách ngàn năm cũng còn tưởng như một buổi sớm, xa thì sứ giả Thanh triều tên Chu Xán, nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng đã có câu An Nam Lý học hữu Trình Tuyền tức là công nhận môn Lý học của nước An Nam chỉ có Trình Tuyền là người số một, rồi chép vào sách truyền lại bên Tàu. Như thế, đủ thấy Tiên sinh quả là một người rất mực của nước ta về thời trước vậy.
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp sống thời nhà Tây Sơn, người được Quang Trung Nguyễn Huệ tôn kính như bậc thầy, từ xứ Nghệ ra Bắc, về trấn Hải Dương mong tìm lại những dấu tích gắn với cuộc đời của Tuyết Giang phu tử (Bạch Vân cư sĩ), đã ngậm ngùi viết trong bài thơ Quá Trình Tuyền mục tự (Qua chùa cũ của Trình Tuyền) khi viếng cảnh xưa mà không còn am Bạch Vân, quán Trung Tân bên bến Tuyết Giang, trong đó có những dòng thơ ca ngợi Trình Tuyền hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài huyền cơ tham tạo hóa (mưu cơ thâm kín can dự cả vào công việc của tạo hóa) hay phiến ngữ toàn tam tính (một lời ngắn gọn mà bảo toàn cho cả ba họ).
Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã viết: “Lý học như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đều là tinh anh của non sông đúc lại”.
Phan Huy Chú, danh sĩ thời nhà Nguyễn, trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí đã xem Nguyễn Bỉnh Khiêm là “một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”.
Đọc bài viết của anh và tìm hiểu thêm về Cụ, thấy sử học của mình thật thiếu sót khi không nói kỹ về những bậc kỳ tài. Tự nhiên HD thấy tiếc cho lứa trẻ bây giờ, phần đông chẳng biết sự tài giỏi, cái hay, cái đẹp của tiền nhân...
Trả lờiXóaHD rất thích đọc sách, những kiến thức HD có được đều nhờ ham đọc sách mà có chứ không ở tại trường.
Còn nhớ những năm 1975-1976 ở Đà Nẵng, có nhiều sách hay, quý bị đưa vào gánh ve chai, lúc đó HD còn nhỏ mới 13 tuổi nên chẳng có tiền mua, chỉ làm quen với các cô mua sách cũ giấy vụn để được đọc ngấu nghiến cho thỏa thích(HD đọc sách rất nhanh... hihihi)
Tật xấu nhất của HD là đến nhà ai, thấy sách là lại lấm la lấm lét ... để mượn, không được thì ngồi xem tại chỗ rồi về...
Ngày xưa, đi học ngang qua sạp sách báo, ngày nào cũng ghé vào khoảng 15 phút để đọc ké, may mà ba HD đặt báo ở đó nên chủ không rầy ...
Kể sơ để anh biết niềm đam mê đọc sách của HD đến cỡ nào để lỡ khi HD ra Đà Nẵng ghé tiệm sách của anh thì anh biết mà ..'đề phòng'
Cảm ơn sự ưu ái anh dành cho HD khi viết thêm thông tin liên quan đến Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chúc anh tối an giấc nhé!
Cám ơn HD đã quan tâm bài viết .Mấy hôm trước đọc báo Thanh niên , Tuổi trẻ thấy có nhiều bài viết liên quan đến tên nước . Tình cờ khi vào đọc về tiểu sử cụ Nguyễn bỉnh Khiêm tôi đọc thấy chi tiết này nên chép đăng để các bạn đọc thêm :
Xóa" Nguồn gốc tên gọi Việt Nam " ( Nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )
Cho đến trước thế kỷ 19 (trước khi nhà Nguyễn được thành lập), trong số các tác gia thời trung đại của Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người có mối liên hệ mật thiết nhất với hai chữ Việt Nam thông qua các trước tác của ông hoặc có liên quan trực tiếp với ông. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam khẳng định điều này. Dù chưa có những bằng chứng chắc chắn để khẳng định Nguyễn Bỉnh Khiêm có phải là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam với tư cách là quốc hiệu của dân tộc hay không nhưng nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cũng đồng quan điểm với ông Nguyễn Phúc Giác Hải khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam một cách có ý thức nhất để gọi tên của đất nước.
Trong các tác phẩm liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, có ít nhất bốn lần danh xưng Việt Nam đã được sử dụng một cách có chủ ý. Điều này cũng góp phần bác bỏ quan điểm cho rằng hai chữ Việt Nam chỉ được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng một cách ngẫu nhiên hay tùy hứng mà thôi. Trong kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán-Nôm hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu cổ (chép tay) về Nguyễn Bỉnh Khiêm có sử dụng danh xưng Việt Nam như một quốc hiệu tiền định. Ngay trong phần đầu của tập Sấm ký có tựa đề Trình tiên sinh quốc ngữ, tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến: “Việt Nam khởi tổ xây nền”. Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài thơ chữ Hán của ông có tựa đề Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam). Ngoài ra còn có hai bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi hai người bạn thân đồng thời là hai Trạng nguyên của triều Mạc, cho thấy tên gọi Việt Nam được dùng như một sự chủ ý. Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên, Thư Quốc công Nguyễn Thiến, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: Tiền trình vĩ đại quân tu ký / Thùy thị phương danh trọng Việt Nam (Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ, Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?). Bài thứ hai gửi Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng viết: Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại / Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam). Các bài thơ trên còn được chép trong tập thơ chữ Hán của ông là Bạch Vân am thi tập.
Theo tôi tên nước Việt Nam đã tồn tại rất lâu như vậy và chỉ với hai tiếng đó đã đủ rồi . Hai tiếng Việt Nam đã thấm sâu vào huyết quản và tâm hồn mọi người Việt chúng ta , các từ ngữ khác chỉ diễn tả các thể chế chính trị của nhiều giai đoạn khác nhau nên không cần thiết phải thêm vào tên nước vì như vậy dễ gây ra sự ngộ nhận hoặc những tranh cãi vô ích .
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHD cảm ơn anh, HD là thế hệ sau nên không được kiến thức rộng rãi như các người đi trước, lúc trước HD lại nghe bảo tên nước là do vua Gia Long đặt, bây giờ được thông tin của anh và lên mạng tìm hiểu thêm thì thấy rằng tên nước VN đã dược Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng trong các tác phẩm của mình từ lâu rồi
Trả lờiXóaThât là bậc kỳ tài anh ạ!
Đúng vậy HD ạ . Khổng Minh trong Tam Quốc chí đã được tiểu thuyết hoá qua ngòi bút của La Quán Trung , Quan Công cũng vậy ...nhân vật thực theo lịch sử của họ thì cũng không có gì nổi bật vậy mà nhiều nơi vẫn thờ thần phong thánh trong khi một nhân vật kiệt xuất của người Việt mình thì có nhiều người không biết là ai . Kể cũng đáng tiếc thực phải không HD ?
XóaCam'on chu´Thöng Truong da~dang nhung~bai`tho hay cua'cu Nguyen~ Binh'Khiem, chau´rät´la`bät´ngo`ve`tri´tue cua'cac´bäc tien`böi´500 nam truoc´, khöng the'tin duoc nhung lai co´thät !
Trả lờiXóaChau´rät´la`hanh~dien ve`tai`nang cua'cac´tien`böi´VietNam xua va`nay
Chú cũng rất tự hào về điều đó . Tiếc thay lớp người sau lại có nhiều người ngạo mạn và còn cố chấp nữa nên đất nước mình vẫn còn quá nghèo . Chính vì thế đã tạo ra nhiều hệ luỵ và những tệ nạn xã hội .Ước gì mọi người dân Việt mình đều có nhận thức đúng đắn và tiến bộ để đưa nước Việt Nam ngày càng đi lên cháu nhỉ !
Trả lờiXóaĐọc bài chú xem như cháu mở mang thêm kiến thức cùi bắp của mình. À, sáng nay cháu có nghe mấy quan rảnh rỗi sanh nông nỗi đòi sửa ca từ Quốc ca nữa đấy chú. Chắc không còn gì để làm nữa rùi !
Trả lờiXóaHy vọng các Quan biết sai mau sửa là dân chúng vui lắm rùi chú nhỉ !
Cô cháu nhà văn của chú lại khiêm tốn rồi . Thôi thì cũng mong như vậy . Đi làm lại chưa hay còn nghỉ xả hơi ?
XóaCháu vừa về tới là làm liền đó chú. TRanh thủ làm cho xong để còn...qua nhà chú chơi nữa chứ ! hì hì
XóaChú đã đọc bài mới của cháu rồi , thấy cháu đang mơ màng chuyện kiếp sau nên chú không dám kêu cháu thức giấc , sợ cháu giật mình té thì nguy . Để cho đám bạn trẻ của cháu tha hồ tâm sự .Đừng trách chú nhé .
XóaĐọc xong bài, em có 02 ý như thế này:
Trả lờiXóa01. Trong bài bác ghi:" Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến,
Ang không mật mỡ, kiến bò chi ?"
Em nhớ hồi còn đi học thì học câu như thế này: Thớt có tanh tao ruồi mới đậu Gan không mật mỡ kiến bò chi. Vậy không rõ thế nào? Xin bác chỉ giúp!
02. Các nhà khoa học nói con người được tiến hóa từ Vượn. Nhưng không chỉ 500 năm từ thời ông Nguyễn Bỉnh Khiêm và cả đến mấy ngàn năm rồi, con người vẫn như thế , không có sự tiến hóa gì ráo trọi. Không thấy con Vượn nào tiến hóa thành người, chỉ thấy có những con người có hình dáng hao hao Vượn. Vậy nên chăng cần xem lại cái học thuyết tiến hóa?
Chúc bác sức khỏe!
Đúng như bạn nói , trước đây khi còn đi học phổ thông tôi cũng cho rằng trong câu thơ ấy là chữ " gan " nhưng sau này khi đọc thêm nhiều tài liệu tôi mới biết rằng đó là chữ " Ang " vì ang " là một đồ dùng bằng đất nung hoặc bằng đồng để đựng trầu , ý cụ muốn nói đối với cái "ang " là đồ vật không hề liên quan hoặc dính đến dầu mỡ nên kiến không thèm bò đến kiếm ăn .
Trả lờiXóaVề ý thứ 2 thì tôi cũng nghĩ rằng thuyết tiến hoá chỉ giải thích được một số hiện tượng trong vũ trụ tự nhiên chứ không phải là tất cả . Điều này thì các triết thuyết bắt nguồn từ Ki tô giáo , Phật Giáo và kể cả quan niệm Nho và Đạo học phương Đông và nhiều triết gia khác cũng lý giải khác nhau ...Nếu Tuyến có thời gian thì có thể tìm hiểu thêm để có thể trả lời được câu hỏi này ...
Chúc Tuyến luôn an vui và may mắn .
Cám ơn bác!
Trả lờiXóaKhi còn là học sinh thì thầy cô dạy cái gì thì học (thuộc lòng) cái đó. Không có điều kiện và cả không có quyền được hỏi nên cứ thế mà thuộc lòng. Bác thấy: chử gan (trong bài Thói Đời) với chử Ang mà bác đã nêu và viện giải. Giả sử lúc còn đi học mà biết được : Ang không mật mỡ ...chứ không phải: Gan không mật mỡ...thì cũng không dám hỏi lại thầy cô giáo đâu.
Cám ơn bác đã giúp em biết thêm về chữ Ang!
Kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều giai thoại lý thú . Đôi khi chỉ cần sai một dấu chấm thì nghĩa đã lệch đi rất nhiều . Tôi nhớ có lần tranh cãi với một vài người về 2 câu Kiều :" Người lên ngựa kẻ chia bào , Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san " Có người bảo là " nhuộm màu quan san " Tôi không đồng ý vì tôi cho rằng chữ " nhuốm " mới đúng và hay hơn nhiều . Chữ " nhuốm " xét về thanh , về nghĩa lẫn về ý đều chính xác khi diễn tả tâm trạng của Thúc Sinh và cảnh vật lúc bấy giờ ...trong khi chữ " nhuộm " thì có vẻ ít cảm xúc và màu sắc gợi tả cũng không đẹp bằng . Tuyến có đồng ý như vậy không ?
XóaTôi cũng nhớ rằng ngày còn đi học, trong bài giảng văn thầy cô có nói đến 2 câu thơ trên. Nhưng tôi lại nhớ là: "Thớt có tanh tao ruồi mới đậu; Gang không mật mỡ kiến bò chi". Chỉ khác với bạn Tuyến là chữ gan với chữ gang thôi. Tôi cũng chỉ nhớ đó là thơ của một học giả nổi tiếng, không biết của Nguyễn Khuyến, Tú Xương hay Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nay được Thông Trương nói rõ hơn ở bài viết này và biết rõ đó là thơ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rất cảm ơn anh Thông. Cũng mong anh cho chỉ giáo thêm.
Trả lờiXóaĐịa chỉ Emial của tôi là: manhnguyen.ttth.bt@gmail.com, rất vinh dự được làm quen với anh.
Cám ơn bạn Nguyễn Trần Lê đã ghé thăm và chia sẻ . Thú thật với anh tôi chỉ có một đam mê duy nhất là đọc sách . Hồi còn trẻ thì đọc sách văn học , đến khi có tuổi lại thích tìm đọc ở các lĩnh vực khác ...gần đây lại quan tâm sách công nghệ thông tin để học hỏi thêm ...Nhưng càng đọc càng thấy sự hiểu biết của mình chẳng thấm vào đâu so với kho tàng kiến thức đồ sộ của nhân loại ...Tiếc là thời gian không có nhều vì còn phải lo việc mưu sinh nên chỉ mong các bạn bỏ qua cho những thiếu sót và hạn chế trong những bài viết và những ý kiến cá nhân .
XóaCon đồng cảm với cách nghĩ của Chú về cụ Nguyễn.
Trả lờiXóaCon thường vào đây nhưng ít còm...hihi...Cám ơn Chú đã chia sẻ.
Chú cho rằng mọi người đều cảm thấy rất vui khi có người đồng cảm hoặc đồng ý với cách suy nghĩ của mình . Chú cũng không phải ngoại lệ vì thế chú rất cám ơn những lời động viên của cháu . Rất mong cháu ghé thăm và cho biết ý kiến của cháu để chú hoàn thiện hơn những bài viết của mình . Một lần nữa chú cám ơn cháu và chúc cháu an vui , may mắn .
XóaChú thật khiêm nhường.Con xưng "con" để bày tỏ sự kính trọng của 1 học trò đối với Thầy.Thật sự con mới cần lời khuyên của Chú.
XóaNếu con muốn thì chú gọi con là con cho thân mật hơn cũng được . Chú đã vào xem trang của con nhưng chưa thấy bài nào vì thế cũng chưa biết nhiều về con nên không dám nói đến lời khuyên . Tuy nhiên căn cứ vào việc con đã đọc bài viết trên đây và đã có sự đồng cảm , điều đó cũng giúp chú đoán hiểu được phần nào tính cách của con ...Chú tin rằng con khá sâu sắc nhưng dường như con vẫn còn khép kín . Chú hy vọng con sẽ mạnh dạn hơn ...Cám ơn những điều con nhận xét về chú ...Thú thật với con , mặc dù các con chú mỗi khi thắc mắc gì thường bảo nhau rằng hãy hỏi chú vì chúng gọi chú là Google free nhưng chú biết rằng có nhiều điều chú vẫn phải học lại từ mấy đứa nó ...nhất là về chuyên môn chẳng hạn ...Cũng đâu có gì phải xấu hổ phải không con ? Chúc con vui khỏe .
XóaThớt có tanh tao ruồi đỗ đến
Trả lờiXóaGang không mật mỡ kiến bò chi
“Gang” muốn nói đến chảo/sanh ngày xưa dùng để chiên/xào, dễ bể nhưng hiếm nên vẫn được tận dụng. “Ang” dụng cụ đong hàng rời ngày xưa. Thơ Ông Trạng luôn là triết lý cuộc sống, chảo chiên mà rửa sạch kiến cũng không bò tới.