Những ngày vừa qua khi đi đáp lễ một số bạn đã ghé thăm nhà tôi , tình cờ tôi đã đọc được một số bài viết về quê hương ĐN , về Hải Vân và nhất là mới đây lại được đọc một bài thơ về " Phú Bông Gò Nổi " ...Có những tên gọi đã chìm sâu trong ký ức chợt được gọi về bởi vì cùng với sự thay đổi về quang cảnh , về môi trường sống và sinh hoạt thì nhiều tên gọi cũng đã thay đổi ...Không biết các bạn thì sao nhưng riêng tôi khi nghe lại những âm điệu ngọt ngào này tự nhiên tôi có một cảm giác bồi hồi khó tả ...Những tên gọi đã đánh thức nhiều kỷ niệm đã ngủ yên trong tâm hồn tôi vì cuộc sống là một dòng chảy không ngừng nghỉ ...Có lẻ mọi người trong chúng ta đều phải tuân theo cái qui luật không thể cưỡng kháng này từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay nếu chúng ta không muốn bị nhấn chìm trong muôn vạn đợt sóng đời cuồng nộ ...Tôi cũng vậy . Từ lúc còn là một cậu bé con tôi đã phải tham dự vào cuộc chạy đua này , vừa do sự thúc đẩy của cha mẹ , ông bà ... vừa do áp lực của xã hội ...Rồi sau đó là do những ham hố , ước muốn của chính mình :...Cố gắng học tập , thi cử , tìm công ăn việc làm , tranh thủ những địa vị trong xã hội ,lập gia đình , lo chỗ ăn chỗ ở , sinh con , dạy con , dựng vợ gả chồng cho con ...hết con đến cháu ...cứ như vậy ...Dường như chúng ta chẳng còn bao nhiêu thời gian để suy tư về cái nôi mình đã nằm để nghe lời ru của mẹ , của bà ...mà nếu có thì cũng chỉ là những khoảnh khắc hiếm hoi khi chúng ta mệt mõi , nghỉ chân trên những chặng đường đời . Thế nhưng đến một lúc nào đó tôi nghĩ chúng ta cũng phải thừa nhận rằng : " Dù quê hương không hiện ra với chúng ta ở chân trời trước mặt vì chân trời ấy bị choán chỗ bởi những dự phóng , những toan tính , những ước mơ ...nhưng trái tim của quê hương vẫn âm thầm cùng nhịp đập trong trái tim của mỗi chúng ta , dòng máu quê hương vẫn lặng lẽ chảy trong huyết quản chúng ta ..." Có ai không xao xuyến khi lắng nghe một ca từ đơn giản : " Quê hương anh nước mặn đồng chua , Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá ..." hay " Tôi yêu tiếng nước tôi , từ khi mới ra đời ..."Nhắc đến quê hương tôi lại nhớ đến những người bạn đã ly hương , những người đang thiếu quê hương vì thế tôi xin mượn trang viết này để chép lại vài hình ảnh của một quê hương trong trí nhớ :
Ngồi trông lá rụng bên cầu ,
Dòng sông nước lớn ố màu phù sa .
Đón từng chuyến bão giông qua ,
Trên ngôi tháp lạnh nghe ma gọi hồn .
Xa Trường Sơn nhớ Trường Sơn ,
Xa thành phố vẫn phân vân gót giày
Xa Trường Sơn nhớ Trường Sơn ,
Xa thành phố vẫn phân vân gót giày
1.-Có con sông chảy xa nguồn ,
Từ em bỏ phố , phố buồn ngàn năm .
Có loài chim chợt mù tăm ,
Nên khu rừng vẫn âm thầm tiếc thương .
Đã tàn phai những sắc hương ,
Khi em dừng lại cuối đường đua chen .
Trong ta , đời nặng ưu phiền ,
Lặng nghe bão rớt trăm miền tương lai...
2.-Chở theo trăm nỗi buồn dài ,
Dòng sông đêm vẫn miệt mài trôi xuôi .
Bỏ nguồn về với biển khơi ,
Đau trong trầm tích từng đời cỏ hoa .
(Theo em là cả hồn ta ,
Theo em là những bài ca lỡ làng .)
Chuyển lòng bèo bọt , hợp tan ...
Chuyển thân vô định qua ngàn lênh đênh .
Tôi - dòng sông -một chuyện tình ,
Ngu ngơ hỏi biển về bình minh xưa ...
Từ em bỏ phố , phố buồn ngàn năm .
Có loài chim chợt mù tăm ,
Nên khu rừng vẫn âm thầm tiếc thương .
Đã tàn phai những sắc hương ,
Khi em dừng lại cuối đường đua chen .
Trong ta , đời nặng ưu phiền ,
Lặng nghe bão rớt trăm miền tương lai...
2.-Chở theo trăm nỗi buồn dài ,
Dòng sông đêm vẫn miệt mài trôi xuôi .
Bỏ nguồn về với biển khơi ,
Đau trong trầm tích từng đời cỏ hoa .
(Theo em là cả hồn ta ,
Theo em là những bài ca lỡ làng .)
Chuyển lòng bèo bọt , hợp tan ...
Chuyển thân vô định qua ngàn lênh đênh .
Tôi - dòng sông -một chuyện tình ,
Ngu ngơ hỏi biển về bình minh xưa ...
1977
....Người đâu hay trong khoảng vắng vô cùng
Những sắc úa đã trổ mầm trên lá
Những sắc úa đã trổ mầm trên lá
Tình chẳng rộng ,chẳng đầy như biển cả
Anh vẫn đong cho hết tuổi đời mình
Trên xứ chiều màu tối đã dâng nhanh ,
Trong nhịp thở nhựa đời tuôn vội vã .....
( ở Tuổi Ngọc )
Anh vẫn đong cho hết tuổi đời mình
Trên xứ chiều màu tối đã dâng nhanh ,
Trong nhịp thở nhựa đời tuôn vội vã .....
( ở Tuổi Ngọc )
Kiếp chim lưu lạc một đời
Khi về lạ mặt với người năm xưa
Tìm nhau trăm bến vạn bờ
Hỏi thuyền thuyền vẫn hững hờ sang sông
Có còn không chút thương mong
Còn không những thoáng thẹn thùng vu vơ
Khi về lạ mặt với người năm xưa
Tìm nhau trăm bến vạn bờ
Hỏi thuyền thuyền vẫn hững hờ sang sông
Có còn không chút thương mong
Còn không những thoáng thẹn thùng vu vơ
Là hoa nở muộn trên rừng ,
Là trăng hoài vọng trên vừng trán khô
Mai , anh trở lại sông hồ ,
Quê tôi : Vùng đất từng được mệnh danh là "địa linh nhân kiệt " hay " ngũ phụng tề phi " và gần đây còn được phong tặng danh hiệu Gò Nổi Đất Học lại cũng là nơi chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh ...Khi sống ở đây tôi chỉ là một cậu bé con học tiểu học ...nên những hiểu biết về quê tôi rất ít ỏi ...Phần lớn chỉ là những hồi ức nhạt nhòa về tuổi thơ ...Giờ đây quê tôi đã được xây dựng lại hoàn toàn mới mẻ , nhưng trong tôi hồn quê vẫn là những nét phác rất cổ sơ với hình ảnh cây đa , sân đình ,bến nước , vườn dâu , những guồng quay tơ , những nong tằm ...những hình ảnh ấy đã trở thành cổ tích ...nên mỗi khi trở về tôi vẫn thấy một chút ngậm ngùi giống như khi đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên ...Tôi xin cám ơn những người đồng hương đã viết các bài dưới đây để giúp cho tôi có một cái nhìn rõ nét hơn về nơi chôn nhau cắt rốn của mình ...Có lẽ cũng không hề muộn để học hỏi về quê hương mình dù bây giờ tôi không còn trẻ nữa ...
Nguồn : Phan tộc Bảo AnVùng đất Gò Nổi ngày nay gồm 3 xã: Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong. Thủa xưa tổ tiên các dòng họ từ các tỉnh phía Bắc vào khai cơ lập nghiệp, dựng nên làng xã, nơi đây còn là rừng nguyên sinh hoang vu, cây cối rậm rạp, sinh sống nhiều loại dã thú. Những dòng họ đến trước, ghi lại trong các phổ hệ “…Điển địa phì nhiêu, thảo mộc tú mận, nhật tắc lâm trung trảm phạt, dạ thăng thượng mộc cao miên …” (Tạm dịch: Đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt, ban ngày vào rừng chặt phá, ban đêm lên cây cao ngủ). Mặc dù, vùng đất này chỉ cách kinh đô và thánh địa của người Chiêm một dòng sông. Dòng chảy của dòng sông, đến nay còn lưu lại vết trũng chạy dọc theo tỉnh lộ 104, đoạn từ Cầu Chìm đến Cù Bàn huyện Duy Xuyên.
Nguồn : Phan tộc Bảo AnVùng đất Gò Nổi ngày nay gồm 3 xã: Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong. Thủa xưa tổ tiên các dòng họ từ các tỉnh phía Bắc vào khai cơ lập nghiệp, dựng nên làng xã, nơi đây còn là rừng nguyên sinh hoang vu, cây cối rậm rạp, sinh sống nhiều loại dã thú. Những dòng họ đến trước, ghi lại trong các phổ hệ “…Điển địa phì nhiêu, thảo mộc tú mận, nhật tắc lâm trung trảm phạt, dạ thăng thượng mộc cao miên …” (Tạm dịch: Đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt, ban ngày vào rừng chặt phá, ban đêm lên cây cao ngủ). Mặc dù, vùng đất này chỉ cách kinh đô và thánh địa của người Chiêm một dòng sông. Dòng chảy của dòng sông, đến nay còn lưu lại vết trũng chạy dọc theo tỉnh lộ 104, đoạn từ Cầu Chìm đến Cù Bàn huyện Duy Xuyên.
Buổi đầu vào vùng đất mới khai cơ lập nghiệp, đất rộng, người không đông, khả năng khai phá lấn dần liên địa, liên canh, liên cư, diện tích khai phá được bao nhiêu, rộng hay hẹp, nhiều hay ít tuỳ theo lực lượng lao động, nguồn tài chính, đến sớm hay đến muộn, chọn địa thế chiếm đất. Sau khi hoàn thành công cuộc khai phá, đặt tên làng, xã. Dần dần xây dựng các công trình văn hoá, nhà ở, đường sá … Trải qua nhiều triều đại hưng phế, tên đất, tên làng nhiều lần thay đổi, xác nhập hay phân chia cho phù hợp với điều kiện chính trị của mỗi thời đại. Đền triều Bảo Đại, khu Gò Nổi có 30 làng gồm: Vân Ly, Tư Phú Đông, Tư Phú Tây, Phi Phú, Ân Phú, Xuân Đài, Bàn Lãnh châu, Bàn Lãnh xã, Đông Bàn châu, Đông Bàn xã, Trường Giang, Dinh Trận, Phương Trà, Cẩm Lậu, Phú Bông, Hà Mật, Thi Lai, An Trường thuộc huyện Điện Bàn và hai thôn thuộc huyện Duy Xuyên là Tiệm Rượu và Mỹ An.
Khu Gò Nổi ngày nay thuộc lưu vực sông Thu Bồn, phát nguyên từ nhiều nguồn: nguồn Chiên Đàn phía Tây Nam Tam Kỳ, nguồn Ô Gia phía Tây huyện Đại Lộc. Hai nguồn hợp lưu với nhau tại Giao Thuỷ, từ Giao Thuỷ dòng nước chảy về hướng Đông, gặp một cồn cát lớn, gần đầu làng Vân Ly. Dòng nước chia thành hai nhánh, một nhánh chảy ra phía bắc, một nhánh chảy qua phía nam là sông lớn. Dòng sống lớn chảy qua các làng ở phía nam dòng sông như: An Lâm, Cù Bàn, La Tháp, Thanh Châu, Thọ Xuyên, Chiêm Sơn, Trà Kiệu, Mỹ Xuyên (thuộc huyện Duy Xuyên), chảy tiếp theo hướng đông nam qua bến Dưỡng Chân phía bắc huyện Quế Sơn, chảy qua các làng An Lạc, Châu Trà, Nhiêu Đông, hợp lưu với sông Chợ Củi, đổ ra cửa Đại Chiêm. Dòng sông này có tên gọi sông Trước hay sông Bà Rén.
Thời gian dài, bởi tác động của con người và thiên nhiên làm xói lở bờ sông, đổi dòng chảy, chia cắt một số làng ở phía bắc dòng sông: Na Kham, Thạnh Mỹ, Phú Bông, Thi Lai. Dòng chảy đến Thi Lai, tách ra một nhánh chảy ra hướng bắc qua các làng Mỹ An, Tiệm Rượu, Câu Nhí. Nơi miệng sông này lại tách ra một nhánh chảy xuống hướng đông hoà vào sông Chợ Củi (nơi đây vốn là con sông có từ trước).
Đến niên hiệu Minh Mạng thứ ba (1822), nhà vua cho đào sông Câu Nhí đến Cẩm Sa, dài 850 trượng dựa theo đường thuỷ đạo cũ. Lòng sông cạn và hẹp, uốn khúc, quanh co, chỉ đi được thuyền nhỏ. Năm Minh Mạng thứ bảy (1826), nhà vua cho sửa sang lại, dời xuống 40 trượng, miệng sông rộng và sâu để đón nước ở sông Lớn (sông Trước). Sông Vĩnh Điện chảy về hướng bắc, đến làng Hoá Khuê Trung (Hoà Vang) hợp lưu với sông Cẩm Lệ, chảy ra cửa biển sông Hàn.
Sau thời gian hình thành sông Vĩnh Điện, thế nước sông Lớn (sông Trước) dồn về, dẫn đến mực nước ở sông này cạn dần. Ngược lại, nhánh sông chảy ra phía bắc đầu làng Văn Ly được dòng nước dồn về, tốc độ chảy lớn làm xói lở, chia cắt một số làng làm đôi: Văn Ly, Kỳ Lam, Bất Nhị, Câu Nhí, tiếp nối với sông Chợ Củi, nhân dân gọi khúc sông này là sông Sau, có câu ca dao để lại:
Ai đua sông Trước thì đua,
Sông Sau có miếu thờ vua xin đừng!
Dòng sông từ cửa Đại lên thượng nguồn gọi chung là sông Thu Bồn, nằm về phái bắc khu Gò Nổi. Ghe thuyền xuôi ngược đều qua sông này. Từ đó, dòng sông Trước (sông Bà Rén) khô, cạn dần, năm nào có lụt lớn nước mới chảy qua.
Những năm gần đây, giữa các xã nhận bàn giao cho nhau phần đất và dân cư liên địa để tiện việc quản lý
- Xã Điện Quang bàn giao cho xã Duy Châu (Duy Xuyên) phần đất thuộc thôn Na Kham và Thạnh Mỹ nằm bên kia sông Trước và bàn giao cho xã Điện Hồng phần đất ở thôn Văn Ly Bắc.
- Ngược lại xã Điện Quang nhận bàn giao của xã Điện Thọ phần đất và dân cư thôn Kỳ Lam ấp Nam (ở bờ nam sông Thu Bồn)
- Xã Điện Phong vẫn giữ phần đất và số dân cư bên bờ nam sông Trước, thành lập thôn Tây An và phần đất, dân cư ở bờ bắc sông Thu Bồn lập thành thôn Cẩm Đồng.
- Xã Điện An vẫn giữ phần đất nằm bên Gò Nổi tự cach tác.
- Thôn Tiệm Rượu và thôn Mỹ An quản lý hai xóm nằm ở đuôi Gò Nổi.
Qua khảo sát thực tế, nghiên cứu, phân tích các hiện tượng trên, có thể khẳng định: tổ tiên các dòng họ đến khai phá vùng đất này chỉ có một dòng sông nằm phía nam vùng đất. Về sau, do tác động của con người và thiên nhiên gây nên nhiều trận lụt lớn làm xói lở, phân dòng, đổi dòng, chia cắt một số làng nằm ở phía nam và phía đông vùng đất. Sau đó một thời gian, chia cắt thêm thêm một số làng ở phía bắc vùng đất, từ đó sông nước thông thương, bốn bề hình thành một gò đất lớn nổi lên, người đời đặt tên là Gò Nổi.
Tóm lại, địa danh khu Gò Nổi xuất hiện sau thời gian tổ tiên các dòng họ hoàn thành công cuộc khai phá, xây dựng xong làng xã, sinh con đẻ cháu kế tiếp đời thứ mười chín, hai mươi.
Những danh nhân, chí sĩ đã góp phần hình thành nên lịch sử, văn hóa, tính cách của xứ Quảng và mãi mãi trở thành niềm tự hào trải qua nhiều thế hệ. Những trang sử, giai thoại về họ truyền lại như một giá trị văn hóa “phi vật thể” quý báu.
Còn phần “vật thể”, nơi họ đã yên nghỉ qua dòng chảy thời gian và bao nhiêu biến cố?
Nương dòng sử cũ, PV Báo Quảng Nam đã tìm về bên những lăng mộ bề thế hoặc những nấm mộ khiêm nhường để được nhận diện rõ hơn niềm tôn kính, ngưỡng vọng và cả nỗi day dứt với tiền nhân.
BÀI 1: GÕ CỬA “BẢO TÀNG” GÒ NỔI
Giữa bát ngát Xuân Đài…
Ai một lần ngang qua Gò Nổi- Điện Bàn, nơi phong cảnh quang rạng và là chốn chào đời của rất nhiều bậc danh sĩ, chí sĩ xứ Quảng, hẳn cũng muốn được viếng thăm lăng mộ tiền nhân để tỏ lòng ngưỡng vọng. Ở làng cũ Xuân Đài đang yên nghỉ một bậc anh hùng lưu danh: Hoàng Diệu (1829-1882). Đứng giữa cánh đồng Xuân Đài (xã Điện Trung), nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không giấu được niềm cảm khái: “Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ những viên quan lớn vô tích sự quanh triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy (…).Tường lăng sơn trắng, phơn phớt hồng nổi lên giữa màu lúa xanh; bát ngát và trong sáng, đúng là giấc ngủ của người anh hùng”.
Ấy là năm 1984, khi tác giả bút ký “Đứa con phù sa” về Gò Nổi. Bây giờ, mọi chuyện đã quá đổi khác. Không còn là “một nấm vôi khô, nằm vùi giữa đồng cỏ voi” nữa. Từ năm 1997, lăng mộ cụ Hoàng đã được trùng tu bề thế, trở thành di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Một khuôn viên rộng 2.508m2, giữa xanh ngắt lúa và thấp thoáng núi phía xa. Táng ngay bên cạnh là mộ của 2 cụ bà chánh thứ thất… Buổi trưa đầu tháng 8, chúng tôi theo chân chị Đinh Thị Hiệp – cán bộ Bảo tàng Điện Bàn và một bậc cao niên khác đến thăm lăng mộ. Vẫn đôi câu đối viếng nổi tiếng của Tôn Thất Thuyết được khắc trang trọng: “Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện/ Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm” (Cái chết lẫy lừng, từ trước anh hùng nào muốn thế/ Cả đời trung nghĩa, đang cơn đại nạn há ngơ sao).
Cụ Hoàng Diệu vẫn được hậu thế ngưỡng vọng như một con người sáng ngời nghĩa khí. Cụ đỗ cử nhân năm 19 tuổi, đỗ phó bảng năm 24 tuổi, làm quan triều Nguyễn trải qua nhiều chức quan ở Quảng Nam, Bình Định, Thừa Thiên, Nghệ An – Hà Tĩnh…, thăng dần lên đến Tham tri bộ Hình, Tham tri bộ Lại kiêm Đô sát viện, Binh bộ Thượng thư. Ở cương vị Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội – Bắc Ninh), khi ấy cụ 54 tuổi, giặc Pháp tấn công thành Hà Nội. Giữa lúc triều đình nhu nhược, quan lại đầu hàng hoặc đào ngũ, vẫn lẫm liệt một tư thế Hoàng Diệu. Bia khắc tại thôn Xuân Đài, xã Điện Quang còn chép rõ sự kiện ấy: “…Riêng ngài, tuy là trọng thần văn ban vẫn đơn độc đốc suất binh sĩ kiên cường chống giữ cửa Bắc thành Hà Nội cho đến khi kho thuốc đạn bị phá hủy, giặc tràn vào cửa Tây. Ngài ung dung đến hành cung thảo Di biểu gửi triều đình rồi dùng khăn bịt đầu tự ải tuẫn tiết trước Võ miếu Hà Nội ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ (25-4-1882)”.
… Sau sự kiện lịch sử chấn động ấy, dân chúng cùng nhân sĩ Bắc Hà tống táng người anh hùng xứ Quảng tại khu học đường gần Văn Miếu. Ba tháng sau, hai người con trai từ quê nhà ra đưa di hài cụ về quê an táng. Rồi đúng 100 năm sau nữa, mộ cụ được làng cũ trùng tu. Và bây giờ, khi đã lựa chọn một “cái chết lẫy lừng”, “một cái chết nên danh”, vị anh hùng nổi tiếng liêm khiết ấy đang yên nghỉ giữa bát ngát Xuân Đài .
Dọc từ Điện Trung lên Điện Quang, khách phương xa đã có thể bắt gặp tấm biển báo độc nhất bằng i-nox chổ dẫn vào một địa chỉ cũng vang danh không kém tại vùng Gò Nổi: lăng mộ cụ Trúc Đường Phạm Phú Thứ (1821-1882). Vừa bước vào khuôn viên, chúng tôi đã gặp ngay hai bác Phạm Phú Vinh, Phạm Phú Trắc những người cháu đời thứ 9, thứ 10 của cụ Phạm vừa từ Tp. Hồ Chí Minh về quê cũ, lo xây dựng Trúc Đường hoa viên. Hoa viên này nằm mé phải khu lăng mộ cụ Trúc Đường chu vi 750 m2, di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. Trải qua bao tàn phá của chiến tranh, đến năm 1989 chính quyền tỉnh, huyện, xã và nhân dân địa phương cùng con cháu cụ xây dựng lại mộ, để rồi đến năm 2007 đại tu nên diện mạo khang trang, bề thế.
Dọc từ Điện Trung lên Điện Quang, khách phương xa đã có thể bắt gặp tấm biển báo độc nhất bằng i-nox chổ dẫn vào một địa chỉ cũng vang danh không kém tại vùng Gò Nổi: lăng mộ cụ Trúc Đường Phạm Phú Thứ (1821-1882). Vừa bước vào khuôn viên, chúng tôi đã gặp ngay hai bác Phạm Phú Vinh, Phạm Phú Trắc những người cháu đời thứ 9, thứ 10 của cụ Phạm vừa từ Tp. Hồ Chí Minh về quê cũ, lo xây dựng Trúc Đường hoa viên. Hoa viên này nằm mé phải khu lăng mộ cụ Trúc Đường chu vi 750 m2, di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. Trải qua bao tàn phá của chiến tranh, đến năm 1989 chính quyền tỉnh, huyện, xã và nhân dân địa phương cùng con cháu cụ xây dựng lại mộ, để rồi đến năm 2007 đại tu nên diện mạo khang trang, bề thế.
Tấm bia khắc 1.500 chữ dựng nơi lăng mộ cụ Trúc Đường đã phác họa phần nào về tiểu sử, tác phẩm cùng hành trạng của một vị đại khoa đỗ đầu xứ, tú tài, giải nguyên, tiến sĩ. Cụ Trúc Đường từng trải qua các chức Tả Tham tri bộ Lại, Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Binh, Tổng đốc Hải An kiêm Tổng lý thương chánh… Năm 1863, cụ được sung chức Phó sứ, cùng Chánh sứ Phan Thanh Giản và Bồi sứ Ngụy Khắc Đản sang Pháp, Tây Ban Nha chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ. Cụ cũng được xem là một nhà hành chính có tài ứng biến, một chính khách có tầm nhìn chiến lược, con người của tư tưởng canh tân giáo dục và học tập khoa học-kỹ thuật phương Tây. Từ những ngày ngồi ở tòa Kinh diên để giảng sách cho vua Tự Đức, cụ đã dám dâng sớ can gián vị vua trẻ ham chơi bỏ bê triều chính đến độ bị cách chức, đày đi khổ sai làm chân… cắt cỏ ngựa ở trạm Thừa Nông phía nam Thừa Thiên vì phạm thượng.
Con người cương trực ấy quyết không phải là người mềm mỏng kiểu “núp trong tre” như một biệt hiệu khác của cụ, Trúc Ẩn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Q.Thắng nhận định, “Phạm Phú Thứ xuất hiện trên sinh hoạt văn hóa cũng như công quyền Việt Nam như một hiện tượng “độc đặc” (infiriment originale) của lịch sử văn hóa Việt Nam” (Quảng Nam đất nước và nhân vật, NXB Văn hóa – 1996). Công trạng, nhân cách của cụ tưởng đã quá quen thuộc. Chỉ muốn nhắc thêm điều này, cụ Trúc Đường có lẽ nằm trong số không nhiều danh nhân được các thế hệ con cháu liên tục chăm sóc mộ phần, vun bồi niềm tự hào gia tộc. Qua hai đợt xây dựng, đại tu năm 1989 và 2007, đã có ngót 300 triệu đồng quyên góp xây dựng lăng mộ cụ. Đến nỗi, một cán bộ làm công tác văn hóa – thông tin của huyện Điện Bàn phải thốt lên thán phục: “Mỗi khi di tích xuống cấp, gia đình đã tự sửa mà không cần đến sự “động viên” của chính quyền!”.
Không có nhiều mảnh đất sản sinh và che chở cho nhiều nhân tài kiệt hiệt như vùng Gò Nổi. Trong số 8 vị có lăng mộ được xếp hạng di tích cấp tỉnh và cấp quốc gia ở Điện Bàn, vùng Gò Nổi đã “chiếm” hết 4 (Phạm Phú Thứ, Hoàng Diệu, Phạm Tuấn, Phan Thành Tài). Ấy là chưa kể mộ của những nhân vật nổi danh khác như Phạm Liệu, Lê Đình Dương… Riêng Lê Đình Dương (1893-1919) – người từng được Đại hội Việt Nam Quang phục hội cử làm Tổng trấn Quảng Nam – có cha là bậc đại khoa giữ chức Thượng thư dưới triều Tự Đức; em là bác sĩ Lê Đình Thám từng được cử làm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam…
Bao nhiêu nhân tài “tề tựu” nơi đất mẹ, thâm nghiêm thay Gò Nổi .
Nhưng Gò Nổi đang vắng khuyết ngôi mộ một con người lẫm liệt với thuyết “Trung thiên dịch” và cuộc khởi nghĩa Duy Tân đã khắc tên ông vào lịch sử. Ngôi mộ cũng long đong như chính cuộc đời chìm nổi của Trần Cao Vân. “Thân phận” ấy còn vận vào một con người khác nữa, ở đất Tam Kỳ…
HỨA VĂN ĐÔNG (Theo Báo Quảng Nam)
Từ nhớ đến muà thu năm trước
Bến trường giang gặp bạn cố nhân
Năm nay lại đến Giang Tân
Giòng sông lạnh ngắt cố nhân đâu rồi
Bến trường giang gặp bạn cố nhân
Năm nay lại đến Giang Tân
Giòng sông lạnh ngắt cố nhân đâu rồi
Dừng chân ở entry này rất lâu , đọc rất chậm vì muốn cảm nhận từng câu từng chữ mà chủ blog viết .
" Những điều tốt nhất và đẹp nhất trong thế gian này thì không thể nhìn thấy hay chạm đến được - Chúng phải cảm nhận được bằng trái tim "
" Những điều tốt nhất và đẹp nhất trong thế gian này thì không thể nhìn thấy hay chạm đến được - Chúng phải cảm nhận được bằng trái tim "
Thốt đoái dao cầm phượng vĩ hàn .
Tử Kỳ bất tại ,bất thùy đàn .
Xuân phong mãn diện giai bằng hữu ,
Dục mịch tri âm ,nan thượng nan .
Xin cám ơn và chúc bạn an vui .
Tử Kỳ bất tại ,bất thùy đàn .
Xuân phong mãn diện giai bằng hữu ,
Dục mịch tri âm ,nan thượng nan .
Đập nát dao cầm, đau lòng phượng
Không có Tử Kỳ, đàn với ai
Gió xuân bốn mặt bao nhiêu bạn
Muốn tìm tri âm thật khó vô cùng.
Quê hương luôn để lại trong lòng ta nỗi nhớ khôn nguôi khi đã đi xa
Trả lờiXóaHD cũng vậy và rất đồng cảm cùng anh
Chúc anh năm mới nhiều sức khỏe và niềm vui nhé!
Cám ơn NC nhiều . Cũng chúc NC và gia đình mọi sự thuận lợi và may mắn .
XóaCHÚC MỪNG NĂM MỚI BẠN CAO THÔNG . CHÚC GIA ĐÌNH BẠN LUÔN AN VUI VÀ MAY MẮN .
Trả lờiXóaCám ơn ông bạn Phan Bình ,
XóaLâu nay sao cứ làm thinh chẳng cười ,
Bữa nay gần đến Tết rồi ,
Hỏi rằng chuẩn bị ăn chơi thế nào ?
Thích Mai hay chỉ thích Đào ,
Hồng , Lan , Cúc ... cũng ngọt ngào như Ly .
Thôi đành ...chúc bạn như ri ,
Muốn gì được nấy , ưng chi cũng ....Ừ .....Ha ha ....