Sự thật đáng buồn
Thứ Bảy, 30/03/2013 13:05
|
(Thethaovanhoa.vn) - Nhìn vào Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới
của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh và Nhà xuất bản Tri thức, nhiều người
vững tâm kỳ vọng vào một nền học thuật mới mẽ, một sự làm chủ tri thức
thực sự của người Việt trong một tương lai gần.
Nhưng không hẳn thế. Bất cứ một ai, nếu có ước vọng về một nền văn hóa
đọc vững chắc cho dân tộc cũng không tránh khỏi đau lòng khi nghe GS Chu
Hảo nói về tình trạng ế ẩm của Tủ sách tinh hoa: "Mỗi một cuốn sách, dù là rất có giá trị, cũng không thể bán được trên 2.000 cuốn, trên 84 triệu dân...”
Khát vọng của Tủ sách tinh hoa là “chấn hưng dân trí”, nhưng với sự thật đau lòng này thì liệu đến bao giờ dân trí mới được chấn hưng.
Rất
nhiều bậc phụ huynh đã an lòng khi con cái họ bước tới nhà sách thay
cho việc đàn đúm hay lao vào những trò nghịch dại. Nhưng họ không biết
con cái họ sẽ lựa chọn những cuốn sách nào trong một rừng sách ngút trời
đó. Có thể nói, nếu chúng ta bước vào bất cứ một nhà sách nào thì lớp
trẻ vẫn chiếm số lượng lớn những người ngồi vào dãy ghế ưu ái riêng cho
người đọc.
Đừng
vội mừng khi nhìn thấy những ánh mắt hồn nhiên đó đang dán vào những
con chữ mà hãy nhìn vào bìa cuốn sách trên tay họ. Trên tay những mầm
xanh ấy là những cuốn tiểu thuyết diễm tình của văn học Trung Quốc,
những cuốn có nhan đề giật gân đánh vào tâm lý tò mò của giới trẻ mà vì
lợi nhuận nên các nhà sách ồ ạt cho ra lò mà không nghĩ đến sự nguy hại
của chúng.
Trong khi đó những cuốn như Tâm lý học đám đông của của Gustave Le Bon, Chính thể đại diện của John Stuart Mill, Những huyền thoại của Roland Barthes, Vật lý và triết học của Werner Heisenberg, Sự hình thành tinh thần khoa học của Gaston Bachelard, Luận về biếu tặng của
Marcel Mauss... vẫn nằm im lìm trên các giá sách mặc cho sự cô đơn của
cả một thế giới kiến thức khổng lồ, sâu rộng, và những lý giải học thuật
nghiêm xác, bổ ích bên trong chúng.
Gần đây, tôi có lần lượt giới thiệu Tủ sách tinh hoa
trên một tạp chí văn nghệ nơi tôi đang công tác. Nhiều người, đặc biệt
là giới văn nghệ sỹ đến tìm gặp tôi và bảo với tôi rằng không nên giới
thiệu quá nhiều những cuốn sách xa lạ và khô khan như thế. Ngẫm lại,
thật xót xa...
Chúng
ta không được phép xem thường trí thông minh của giới trẻ hiện nay,
nhưng họ cần được định hướng của những người đi trước. Tủ sách tinh hoa
không phải cuốn nào cũng khó đọc đối với giới trẻ, mà vấn đề là sự tiếp
cận và đưa ra một phương pháp, một tâm thế đọc có hiệu quả.
Hương KhêThể thao & Văn hóa
Hồi nhỏ cháu thích đọc, nhưng chủ yếu thời ấy cháu chỉ được đọc sách nào bà cô cháu mua về thôi. May mắn là cô cháu rất yêu sách. Những bộ truyện Tàu như Tam quốc, tùy đường, Nhạc Phi..đến Không Gia Đình, Những người khốn khổ...hay ít nhất cũng là Nghìn lẻ một đêm, Chú bé Rắc rối... Chắc có lẽ nhờ định hướng của người lớn, nên cháu được tiếp cận những cái hay này. Chứ nếu tự bản thân cháu, vào thời ấy mà có nhà sách to như bây giờ, chắc cháu cũng...đọc phải những cái không nên rồi.
Trả lờiXóaKể ra, hiện đại quá cũng chưa hẳn là tốt hết chú hén !
Thực ra bài viết này chú mới đọc và tạm cóp dán để làm tư liệu . Tất nhiên không phải chú đã hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả . Chú định viết thêm phần lời bàn ở dưới nhưng chưa có thời gian vì vừa rồi có một số việc phải làm ... Nếu có dịp chú cháu mình sẽ bàn luận tiếp về vấn đề này cháu nhé .
Xóa