Translate

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

DIỄN TỪ CỦA WILLIAM FAULKNER KHI NHẬN GIẢI NOBEL 1950

                                                                               

Tiểu dẫn : Rất vui vì mới tìm được lại quyển Eng lish for today 6 ...Tám năm trước mình có mấy quyển nhưng lại bán theo bộ cho khách , cứ nghĩ mình chuyên sưu tầm thì thế nào cũng tìm được quyển khác , không ngờ suốt mấy năm để ý săn tìm mà không ra . Có người bạn cũng nhờ mình tìm nhưng không được , mình đành giải thích rằng có lẽ vì số lượng phát hành của quyển 6 ít hơn các quyển khác ...chỉ có lớp 12 C Anh văn sinh ngữ I mới học quyển này thôi . Trong quyển này có một chi tiết mình rất thích ở truyện The sculptor 's funeral ... Đó là chi tiết nào ? Có bạn nào đọc bài này rồi xin trả lời giúp . Hi hi ...

Sau khi mình khoe trên FB có vài bạn học ban B cũng quan tâm và tiếc rằng hồi ấy chưa học được nên mình đăng một bài ngắn và tạm dịch theo cách hiểu của mình để các bạn đọc cho vui . Bài này tác giả viết đã hơn 60 năm rồi mà đọc lại vẫn thấy hay . ( trích từ ELFTD Book six ....Văn của ông rất khó đọc , nhiều quyển đã được dịch sang tiếng Việt nhưng đọc vẫn khó hiểu ...chẳng hạn như The Sound and the Furry :Âm thanh và Cuồng Nộ . ...


William Faulkner: Nobel Prize Speech
Stockholm, Sweden
December 10, 1950

I feel that this award was not made to me as a man, but to my work--a life's work in the agony and sweat of human spirit, not for glory and least of all for profit, but to create out of the materials of the human spirit something which did not exist before. So this award is only mine in trust. It will not be difficult to find a dedication for the money part of it commensurate with the purpose and significance of its origin. But I would like to do the same with the acclaim too, by using this moment as a pinnacle from which I might be listened to by the young men and women already dedicated to the same anguish and travail, among whom is already that one who will some day stand where I am standing.
Our tragedy today is a general and universal physical fear so long sustained by now that we can even bear it. There are no longer problems of the spirit. There is only one question: When will I be blown up? Because of this, the young man or woman writing today has forgotten the problems of the human heart in conflict with itself which alone can make good writing because only that is worth writing about, worth the agony and the sweat. He must learn them again. He must teach himself that the basest of all things is to be afraid: and, teaching himself that, forget it forever, leaving no room in his workshop for anything but the old verities and truths of the heart, the universal truths lacking which any story is ephemeral and doomed--love and honor and pity and pride and compassion and sacrifice. Until he does so, he labors under a curse. He writes not of love but of lust, of defeats in which nobody loses anything of value, and victories without hope and worst of all, without pity or compassion. His griefs grieve on no universal bones, leaving no scars. He writes not of the heart but of the glands.
Until he learns these things, he will write as though he stood among and watched the end of man. I decline to accept the end of man. It is easy enough to say that man is immortal because he will endure: that when the last ding-dong of doom has clanged and faded from the last worthless rock hanging tideless in the last red and dying evening, that even then there will still be one more sound: that of his puny inexhaustible voice, still talking. I refuse to accept this. I believe that man will not merely endure: he will prevail. He is immortal, not because he alone among creatures has an inexhaustible voice, but because he has a soul, a spirit capable of compassion and sacrifice and endurance. The poet's, the writer's, duty is to write about these things. It is his privilege to help man endure by lifting his heart, by reminding him of the courage and honor and hope and pride and compassion and pity and sacrifice which have been the glory of his past. The poet's voice need not merely be the record of man, it can be one of the props, the pillars to help him endure and prevail.

Diễn từ  của William Faulkner đọc khi nhận giải Nobel Văn chương 1950( 1897 - 1962)

Tôi cảm thấy rằng giải thưởng này không phải dành cho cá nhân tôi mà dành cho tác phẩm của tôi , một công trình cả đời , kết tinh từ những đớn đau , mồ hôi , nước mắt và những nỗi dằn vặt trong tâm hồn ... không phải để mưu cầu vinh quang , cũng không hề vì lợi lộc, mà chỉ để sáng tạo ra một cái gì trước đây chưa từng có bằng thứ nguyên liệu chính là tinh thần và trí óc con người . Nói như thế có nghĩa là phần thưởng này chỉ là sự ủy thác dành cho tôi . Chẳng có gì khó khăn trong việc sử dụng phần tiền của giải thưởng này một cách phù hợp với mục đích và ý nghĩa nguyên thủy của nó. Nhưng tôi cũng muốn đền đáp lại thịnh tình của quý vị qua những lời hoan hô , cổ vũ bằng cách tận dụng khoảnh khắc cực kỳ quý báu này để có thể nói với các bạn nam nữ thanh niên đã từng kinh qua nỗi băn khoăn , trăn trở như tôi rằng , rồi đây chắc chắn sẽ có người sẽ đứng tại nơi này , nơi tôi đang đứng.
Bi kịch của chúng ta thời nay là nỗi sợ hãi vật chất rộng khắp và phổ biến mà chúng ta đã phải chịu đựng dai dẳng đến nổi chúng ta không biết mình còn có thể chịu đựng được đến bao giờ. Không còn những vấn đề của tinh thần nữa. Chỉ còn một câu hỏi : Bao giờ chúng ta sẽ bị nổ tung ? Vì lẽ đó, các bạn trẻ viết văn nam , nữ hôm nay dường như đã quên những nan đề trong tâm hồn con người luôn xung đột với chính nó, lại chính là điều duy nhất có thể tạo ra tác phẩm hay, chính là điều duy nhất đáng để viết, đáng để lao tâm và khổ trí .
Người viết phải luôn luôn tâm tâm niệm niệm điều này . Anh ta phải tự nhận thức được rằng , điều tệ hại nhất trong mọi điều là sự sợ hãi, và hãy tự bảo với mình rằng, hãy quên hẳn điều đó đi , đừng dành bất cứ chỗ nào trong tác phẩm của mình cho những điều gì khác ngoài những chân lý cổ sơ, sự trung thực của trái tim... những chân lý muôn thuở mà nếu thiếu vắng chúng, câu chuyện nào cũng sẽ phù du và què quặt ... đó là tình yêu, danh dự, lòng thương, niềm tự hào, lòng trắc ẩn và sự hy sinh. Anh ta sẽ đáng bị nguyền rủa cho đến khi nào anh ta làm được như thế. Người viết sẽ không viết về tình yêu mà chỉ viết về dục vọng, về những thất bại mà trong đó không có ai mất mát điều gì đáng giá, về những chiến thắng vô vọng và điều tồi tệ nhất là không có cả tình thương và lòng trắc ẩn. Những nỗi đau khổ của anh ta không phải là những nỗi đau khổ vô biên nên chẳng để lại một vết sẹo nào. Anh ta không viết bằng trái tim mà bằng các tuyến nội tiết.
Khi người viết chưa học lại được những điều đã nói ở trên , thì anh ta sẽ còn viết như kẻ bàng quan trước sự hủy diệt của loài người .    Tôi không chấp nhận sự cáo chung của loài ngưòi. Thật quá dễ khi nói rằng loài người không thể bị hủy diệt chỉ vì loài người có sức chịu đựng ; rằng khi tiếng chuông cuối cùng báo hiệu Ngày Tận Thế vang lên và tắt dần đi trên tảng đá cheo leo cuối cùng  từ từ chìm vào cơn đại hồng thủy của buổi chiều tận thế đang dâng lên thì ngay trong khoảnh khắc ấy vẫn còn một âm thanh; đó là tiếng nói yếu ớt của con người nhưng chẳng bao giờ dứt vẫn còn vang vọng .
  Tôi phủ nhận điều này. Tôi tin rằng, con người không phải chỉ giỏi chịu đựng mà còn sẽ chiến thắng nữa . Loài người bất tử không phải vì loài người là loại sinh vật duy nhất có một tiếng nói triền miên bất tận mà chính vì loài người có linh hồn, có lương tri , biết trắc ẩn,biết hy sinh và nhẫn nại. Bổn phận của nhà thơ và nhà văn là viết về những điều ấy. Đặc quyền của người cầm bút là giúp con ngưòi chịu đựng bằng cách nâng cao tâm hồn mình, bằng cách nhắc nhở họ về lòng can đảm, danh dự , niềm hy vọng, sự tự hào, lòng trắc ẩn, tình yêu thương và sự hy sinh, những gì đã từng mang đến vinh quang trong quá khứ cho loài người. Tiếng nói của nhà thơ cần phải : không chỉ là sự ghi chép về cuộc sống của con người, mà còn có thể là những giá đỡ, những bệ nâng giúp con người chịu đựng và chiến thắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét