Translate

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

CÓ KẾ HOẠCH ( Truyện ngắn trích từ Tuyển tập TÌNH của thầy TÔN THẤT LAN )


                                                         
                                                                       
                                                                           
                                                    
Chiếc mái cong và chiếc băng dài của trạm xe buýt là chỗ ở của gia đình chị Tư Rưỡi . Cái tên được đặt cho chị cách đây 6 tháng khi chị có 4 con và cái thai trong bụng . Tổ ấm - hay tổ lạnh thì đúng hơn , nhất là vào mùa mưa gió này - gồm khoảng năm đứa con nhỏ từ tám tuổi đến mười tháng tuổi . Nói là khoảng vì chúng tới lui , vô ra thất thường , khi thấy đứa này , khi mất đứa kia . Bà chủ hộ có cái tên đặc biệt như thế vì chị ta gần như luôn luôn sắp sản xuất ra một lao động chính cho gia đình , lúc nào cũng sẵn sàng với cái rưỡi trong bụng . Người đàn ông của gia đình này thì hiện nay vắng mặt , không rõ nơi đâu . 
Đến nay đứa nhỏ nhất chừng vài tháng tuổi đang nằm trên một chiếc chiếu trải trên lề , dưới bóng êm của mái vòm , đang được chị nó - khoảng bốn , năm tuổi -- cầm bình cho bú . Một bé , có lẽ là gái , khoảng hai tuổi đang nằm lăn qua lại trên băng , tự nhiên như " ở nhà ' mình .Một đứa khác - cũng là gái nốt -- ngồi cầm chiếc ca , hát nghêu ngao vô tư . Và cậu cả khoảng tám tuổi đang thám hiểm các khu lân cận , hết đảo mắt nhìn qua thùng rác công cộng lại nhìn ra lề đường thử xem có gì không - cái gì lượm được hay cất giữ được lâu dài để thỏa mãn tính tò mò tự nhiên của đứa trẻ mới lớn . Quây quần bởi đàn con ngoan đông đúc , chi Tư Rưỡi ngồi dựa lưng vào băng ghế --mãn nguyện . Đầu chị lơ đễnh gối lên hai tay xách du lịch -- cái " gia tài " của gia đình chịn . Khi nhìn thấy cảnh đề huề đầm ấm này , khó có ai trong số những người khách xe buýt lại nỡ lòng nghĩ đến chuyện xâm phạm cái không gian thiêng liêng của một tổ ấm -- một gia đình đã tự nó khẳng định tính đầy đủ và tất yếu .


                                                   +    +
                                                      +

Cách đó mấy bước , trên lề đường là một anh sửa xe honda lành nghề , từng trải chuyện đời . Phạm vi nào cũng được anh phê bình góp ý một cách thực tế , chính xác . 
Sau khi quan sát , tôi buột miệng : 
-- " Nheo nhóc , cực quá ! 
Anh sửa xe phản đối liền : 
--- Không dám đâu ! Còn lâu ông ạ ! Sướng hơn ông và tôi nhiều lắm đấy .
--?! .
-- Anh biết bà ta làm nghề gì không ? Thong thả lắm ! .
Không cần chờ tôi cho ý kiến , anh giải thích luôn : 
-- Ban ngày ngồi chơi . Tối đến thì hai cặp , con bốn tuổi bồng đứa mới sinh , thằng lên tám dắt con lên hai ...cộng thêm hai cái ca thôi , chả cần những thứ đồ nghề lỉnh kỉnh như của tôi . Cũng chả cần bao nhiêu giấy bút như thầy . Bảo đảm ngày nào cũng dư ăn !Ngon không ? 
Tôi yếu ớt tự bảo vệ mình  : 
-- E năm một ! Khổ quá ! Sao lại nhiều quá ? 
-- Không năm một sao được , phải năm một mới có mà bồng đi chứ ...
-- ?! 
-- Kế hoạch mà ! 
-- Đâu có đi học ? 
--- Học làm gì ! .
Trên đường về , sau khi xe đã sửa xong ( cứ mỗi tháng sửa một lần , vì xe tôi thuộc đời cũ nhất còn chạy được ) , tôi chợt nhìn cái túi xách đựng sách vở dạy học của mình mà nghĩ đến năm đứa trẻ không cần đi học . 
Tương lai của chúng sẽ về đâu , ra sao ? Xã hội sẽ đón nhận chúng như thế nào ? 
Người mẹ cứ ung dung tự tại để đàn con rất dại " làm lụng " để nuôi mình mà không nghĩ ngợi , thắc mắc gì cả . Tôi bất giác nhớ đến một câu thơ xưa  : Sách vở ích gì cho buổi ấy ...



4 nhận xét:

  1. Cuộc đời luôn có lắm chuyện éo le như vậy, những đứa trẻ kia rồi có nối gót theo ba mẹ chúng không anh?

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cũng không rõ lắm vì đây là truyện kể của thầy . Trong tuyển tập này tôi đọc thấy mấy mẩu chuyện đời thường mà có lẽ thầy đã gặp phải hoặc nhìn thấy từ cuộc sống ...Dĩ nhiên tôi cũng muốn mọi câu chuyện đều có kết thúc có hậu nhưng thực tế cuộc sống thường không như vậy ...Điều đó lý giải phần nào lý do nhiều người trở nên vô cảm . HD có đọc báo ngày 5 tháng 11 ở SG có tin một anh xe ôm bị đâm chết chỉ vì tri hô tên trộm xe đạp ...Điều đau xót là ông ta đã bỏ chạy mà vẫn bị tên trộm rượt theo đâm chết ...Ngày xưa tôi tưởng trong sách báo , phim ảnh người ta bịa chuyện nhưng bây giờ mới thấy rằng trong cuộc đời thực còn nhiều điều ghê tởm và man rợ hơn nhiều HD nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  3. Điểm Hẹn PCT 71-75 copy truyện này nghe anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng , bạn cứ tự nhiên .Có một điều bạn lưu ý là câu cuối truyện trong sách hình như nxb in sai vì câu thơ ấy của Nguễn Khuyến chứ không phải Tú Xương nên tôi đã sửa lại thành câu thơ " xưa " chứ không đề tên tác giả nữa để tránh nhầm lẫn .

      Xóa